spot_img
31.2 C
Ho Chi Minh City
Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024
More

    Thực phẩm tốt cho mắt và phòng ngừa tăng nhãn áp

    spot_img

    Tăng nhãn áp là bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt và có thể dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Một số loại thực phẩm tốt cho mắt, đặc biệt là với người bệnh tăng nhãn áp.

    1. Các loại hạt, thực phẩm tốt phòng ngừa tăng nhãn áp

    Các loại hạt là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, có thể giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và bảo vệ chúng khỏi tổn thương do gốc tự do. Ngoài ra, một số loại hạt như hạnh nhân, quả hồ trăn có chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, hỗ trợ thêm cho sức khỏe của mắt.

    Tăng nhãn áp là gì? Phương pháp điều trị tăng nhãn áp - Cẩm Nang Tiếng Anh

    Tăng nhãn áp gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến giảm thị lực.

    2. Trái cây và rau quả

    Trái cây và rau quả cung cấp vitamin A, C, chất chống oxy hóa quan trọng để bảo vệ dây thần kinh thị giác và các mô mắt khác khỏi tổn thương liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tiềm tàng giữa lượng trái cây ăn nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn.

    3. Thực phẩm chứa magiê

    Theo Suvarna Sawant, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chuyên khoa Nanavati Max (Ấn Độ): Thực phẩm giàu magiê như chuối, bơ, hạt bí ngô và đậu đen có thể giúp cải thiện việc cung cấp máu cho mắt, mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.

    Việc bổ sung axit béo omega-3 từ cá vào chế độ ăn uống cũng được khuyến khích vì đặc tính chống viêm của chúng, có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.

    7 Tips for Dealing with Constipation on a Keto Diet

    Thực phẩm giàu magiê hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên thận trọng với những thực phẩm góp phần gây ra hội chứng chuyển hóa, béo phì, huyết áp cao và tiểu đường, vì những tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ và sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.

    Chế độ ăn nhiều carbohydrate có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn, trong khi lượng carbohydrate thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ này.

    Mặc dù những khuyến nghị về chế độ ăn uống này có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của mắt và có khả năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp, nhưng điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có lời khuyên cá nhân phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe.

    Một cách tiếp cận cân bằng về dinh dưỡng, kết hợp với các yếu tố lối sống khác như tập thể dục thường xuyên và chăm sóc mắt đúng cách, có thể góp phần duy trì sức khỏe mắt tối ưu và có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.

    Mời bạn xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...
    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium- Ảnh 1.

    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh do Cryptosporidium gây tiêu chảy nghiêm trọng. Đối với một người khỏe mạnh có thể tự phục hồi,...
    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...
    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium- Ảnh 1.

    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh do Cryptosporidium gây tiêu chảy nghiêm trọng. Đối với một người khỏe mạnh có thể tự phục hồi,...
    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 1.

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết...

    bạn Nên đọc!

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường chuyển hóa axit amin dẫn tới ứ đọng các chất chuyển hóa gây độc cho cơ thể và các tế bào.

    Thực phẩm tốt cho mắt và phòng ngừa tăng nhãn áp

    Tăng nhãn áp là bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt và có thể dẫn đến giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Một số loại thực phẩm tốt cho mắt, đặc biệt là với người bệnh tăng nhãn áp.

    1. Các loại hạt, thực phẩm tốt phòng ngừa tăng nhãn áp

    Các loại hạt là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời, có thể giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và bảo vệ chúng khỏi tổn thương do gốc tự do. Ngoài ra, một số loại hạt như hạnh nhân, quả hồ trăn có chứa hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, hỗ trợ thêm cho sức khỏe của mắt.

    Tăng nhãn áp là gì? Phương pháp điều trị tăng nhãn áp - Cẩm Nang Tiếng Anh

    Tăng nhãn áp gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến giảm thị lực.

    2. Trái cây và rau quả

    Trái cây và rau quả cung cấp vitamin A, C, chất chống oxy hóa quan trọng để bảo vệ dây thần kinh thị giác và các mô mắt khác khỏi tổn thương liên quan đến bệnh tăng nhãn áp.

    Các nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tiềm tàng giữa lượng trái cây ăn nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn.

    3. Thực phẩm chứa magiê

    Theo Suvarna Sawant, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chuyên khoa Nanavati Max (Ấn Độ): Thực phẩm giàu magiê như chuối, bơ, hạt bí ngô và đậu đen có thể giúp cải thiện việc cung cấp máu cho mắt, mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.

    Việc bổ sung axit béo omega-3 từ cá vào chế độ ăn uống cũng được khuyến khích vì đặc tính chống viêm của chúng, có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.

    7 Tips for Dealing with Constipation on a Keto Diet

    Thực phẩm giàu magiê hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên thận trọng với những thực phẩm góp phần gây ra hội chứng chuyển hóa, béo phì, huyết áp cao và tiểu đường, vì những tình trạng này có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ và sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.

    Chế độ ăn nhiều carbohydrate có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn, trong khi lượng carbohydrate thấp hơn có thể làm giảm nguy cơ này.

    Mặc dù những khuyến nghị về chế độ ăn uống này có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của mắt và có khả năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng nhãn áp, nhưng điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có lời khuyên cá nhân phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe.

    Một cách tiếp cận cân bằng về dinh dưỡng, kết hợp với các yếu tố lối sống khác như tập thể dục thường xuyên và chăm sóc mắt đúng cách, có thể góp phần duy trì sức khỏe mắt tối ưu và có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh tăng nhãn áp.

    Mời bạn xem thêm video:

    Thu Hương
    Thu Hương
    Tôi là một trong người biên tập viên của THÔNG TIN SỨC KHỎE, với mong muốn giúp nhiều người biết thật nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe để biết cách phòng bệnh, vì phòng bênh tốt hơn là chữa bệnh.
    - Advertisement -spot_img

    Bài viết liên quan

    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...
    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium- Ảnh 1.

    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh do Cryptosporidium gây tiêu chảy nghiêm trọng. Đối với một người khỏe mạnh có thể tự phục hồi,...
    Sàng lọc sơ sinh - Bảo vệ bé yêu từ những khoảnh khắc đầu đời

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường...
    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium- Ảnh 1.

    Thuốc điều trị bệnh do Cryptosporidium

    (Thông tin sức khỏe) - Bệnh do Cryptosporidium gây tiêu chảy nghiêm trọng. Đối với một người khỏe mạnh có thể tự phục hồi,...
    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh- Ảnh 1.

    10 loại thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh

    (Thông tin sức khỏe) - Cả yếu tố di truyền và lối sống đều góp phần gây tăng huyết áp. Việc đưa ra quyết...

    bạn Nên đọc!

    Rối loạn chuyển hóa axit amin nguy hiểm như thế nào?

    (Thông tin sức khỏe) - Rối loạn chuyển hóa axit amin là bệnh lý di truyền do thiếu hụt các enzyme trong con đường chuyển hóa axit amin dẫn tới ứ đọng các chất chuyển hóa gây độc cho cơ thể và các tế bào.